Người cha mất trí

Người cha mất trí

2018-07-30 20:19:12.0 1716

Ở cái xóm cảng nghèo khó ở xã Bình Thạnh, huyện Cần giờ, TP Hồ Chí Minh cuộc sống của chúng tôi quanh năm chỉ làm bạn những chuyến tàu vào ra, những người xa lạ mang hàng đến rồi lại rời đi.

Khi lớn lên tôi đã không có mẹ, sống với người cha vốn ít nói, những cử chỉ âm yếm gần như không có trong “từ điển” của ông, chắc có lẽ việc xoa đầu là đều thường xuyên nhất ông dành cho tôi.

 

Nhưng có điều cha không bao giờ đánh mắng hay chửi bới tôi, duy nhất có lần tôi sang chơi nhà hàng xóm mà có lấy trộm đồ nhưng bị phát hiện, tôi bị cha đánh cho một trận đòn nhớ đời, chân tay đau nhói, tím bầm. Cha tôi từng bảo: dù nghèo những không bao giờ được hèn, cha ghét nhất là thói ăn cắp ăn trộm, sống phải bằng chính sức lao động của bản thân mình.

Tối hôm đó, cha âm thầm vào phòng ngủ xoa dầu cho tôi rồi như cố nén tiếng khóc to sợ tôi tỉnh giấc, cha cứ nấc nấc nghèn nghẹn ở cổ họng. Tôi chưa ngủ nhưng vì sợ cha nên tôi chỉ giả vờ nhắm mắt vào, cha rời khỏi tôi mới cảm nhận được tình yêu bấy lâu cha dành cho tôi nhiều đến nhường nào.

Những người như cha tôi ở cái xóm cảng này chỉ có nghề duy nhất là bốc vác hàng thuê. Vì không muốn tôi phải chịu cơ cực như mình nên cha đã cố gắng ngày đêm kiếm thật nhiều tiền nhất có thể, cứ có tàu cập bến cha lại lao vào xin việc và bốc dở hàng.

Cuộc sống trôi qua thật nhanh, giống như những lời nói của tôi, tôi đã lớn lên từng ngày theo những đồng tiền mồ hôi nước mắt, những ân cần chăm sóc của cha. Cha tôi cũng ngày một yếu đi, trí nhớ giảm sút, có lần cha đi ra ngoài mà quên cả đường về nhà và tình trạng ngày càng tồi tệ hơn khi cha còn chứng đái dầm không kiểm soát.

Năm ấy cha 59 tuổi cũng là lúc tôi tốt nghiệp ra trường, khi sự nghiệp vừa mới bắt đầu thì cũng là lúc tôi bị gọi làm phiền nhiều hơn bởi tình trạng của cha. Cha ăn phở mà không mang tiền trả lại còn đái dầm không kiểm soát ở quán phở, đang ngồi họp tôi cũng phải giao lại công việc cho đồng nghiệp và chạy đến gỡ rối cho cha.

Những ngày mùa đông, khi tấm ga chải giường chưa kịp giặt khô thì cha lại đã đái dầm ướt cái vừa trải, đến mức này thì tôi càng bực bội hơn bao giờ hết. Để tập trung cho công việc của mình, tôi đem cha gửi vào viện dưỡng lão. Vậy là từ giờ tôi sẽ không bị làm phiền bởi những hành vi mất kiểm soát và cái chứng mất trí của cha rồi.

Hôm nay, khi cha tỉnh táo nhất, cha đã gọi điện cho tôi và ngỏ ý muốn gặp tôi để nói chuyện quan trọng. tan làm tôi chạy nhanh đến viện dưỡng lão thăm cha. Đứng ngoài cửa, tôi tình cờ nghe được những nói chửi bới của nhân viên phục vụ ném phía cha.

Chứng kiến cảnh đó tôi không kiểm soát được sự tức giận của mình nên đã quát mắng không ngớt người nhân viên kia. Khi căn phòng đã trở về yên tĩnh, khi chỉ còn tiếng nước đái nhỏ giọt trên nền gạch hoa, tôi mới đau lòng nhận ra khuôn mặt khắc khổ của cha. Đưa mắt nhìn xung quanh tôi thấy một phong thư đã ố vàng được đặt ngay ngắn trên bàn mà ở chỗ người nhận ghi tên tôi.

Tôi tò mò mở ra đọc thì đó là bức thư cha viết cho tôi, cha đã xin lỗi vì không thể khỏe mạnh để tiếp tục chăm lo cho tôi, xin lỗi vì đã trở thành gánh nặng cho tôi và cha nói rằng cha yêu tôi rất nhiều. Kèm theo bức thư là mẫu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà cha nói đó là món quà cuối cùng cha có thể mua để tặng cho tôi.

Nước mắt tuôn rơi lã chã trên những trang giấy với dòng chữ viết không được ngay ngắn, những kỉ niệm, những yêu thương che chở mà cha đã dành cho tôi chợt ùa về trong kí ức. Tôi ôm chặt lấy cha trong hạnh phúc nghẹn ngào và sự ăn năn của đứa con “khù khở”.

 

 

Tôi đón cha về nhà tự tay chăm sóc, tắm giặt cho cha, để có thể một phần nào đó bù đắp và trả ơn nghĩa sinh thành của cha…

Các bạn ạ, mua bảo hiểm nhân thọ không phải là vì mình mà là vì những người thân yêu còn ở lại. Nếu một ngày bạn phải ra đi, bạn sẽ không còn phải hối tiếc vì những người ở lại vẫn được bảo vệ và chăm sóc.

Hifawe



Vui lòng đăng nhập để bình luận.